Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

Loại gà thế giới thải bỏ, ở nước ta giá đắt ngang đặc sản

Loại gà thế giới thải bỏ, ở nước ta giá đắt ngang đặc sản
Xem bản thử nghiệm

TIN MỚI!

Đọc nhanh >>

VN-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

HNX-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

Loại gà thế giới thải bỏ, ở nước ta giá đắt ngang đặc sản

22-02-2020 - 08:17 AM Thị trường

Người nuôi gà công nghiệp khóc ròng vì phải bán dưới giá thành, thì gà đẻ thải loại (các nước hạn chế ăn) ở nước ta lại được ưa chuộng nên giá đắt ngang đặc sản gà đồi, cao gấp 2-3 lần giá gà công nghiệp.

Người nuôi khóc ròng vì bán gà dưới giá thành

Những ngày này, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các bếp ăn tập thể ở các trường học ngừng hoạt động, khách du lịch giảm mạnh khiến giá gà công nghiệp đồng loạt lao dốc. Người chăn nuôi chịu thua lỗ nặng vì phải bán gà dưới giá thành sản xuất.

Cụ thể, tại thủ phủ chăn nuôi gà Đồng Nai, giá gà công nghiệp lông trắng dao động từ 10.000-13.000 đồng/kg. Riêng gà quá lứa nặng trên 3kg giá chỉ ở mức 8.000-10.000 đồng/kg. Trong khi đó, gà công nghiệp lông màu dịp này người chăn nuôi chỉ bán được ở mức giá 20.000-27.000 đồng/kg tùy loại.

Chủ một doanh nghiệp nuôi gà tại Trảng Bom (Đồng Nai) than thở, ông vừa xuất bán 1,5 vạn con gà công nghiệp lông trắng với giá 9.000 đồng/kg, chịu lỗ lớn.

Loại gà thế giới thải bỏ, ở nước ta giá đắt ngang đặc sản - Ảnh 1.

Người nuôi gà công nghiệp đang thua lỗ nặng vì phải bán gà dưới giá thành

Với mức giá trên, người chăn nuôi lỗ khoảng 10.000-13.000 đồng/kg gà lông trắng khi xuất chuồng.Theo chủ doanh nghiệp này, đây là tình trạng chung của người chăn nuôi tại Đồng Nai chứ không riêng gì doanh nghiệp. Bởi, cuối năm ngoái khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát, nhiều người nuôi lợn chuyển sang nuôi gà. Dịp này lại ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên gà thừa cung giá giảm mạnh.

Trao đổi với PV. VietNamNet, ông Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, thừa nhận, ở miền Bắc mấy ngày hôm nay giá gà đã nhích nhẹ, song người chăn nuôi gà vẫn phải bán dưới mức giá thành sản xuất.

Theo đó, gà công nghiệp lông chăn xuất chuồng đang có giá 19.000 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất là 24.000-25.000 đồng/kg. Gà lông màu giá bán phổ biến ở mức 28.000 đồng/kg.

Không chỉ giá gà, giá trứng gà cũng giảm còn 1.200 đồng/đồng. Tức người nuôi gà đẻ cũng đang chịu lỗ, bởi giá bán phải ở mức 1.500 đồng/quả thì mới hòa vốn.

Theo quy luật thị trường là sau Tết, giá gà thường giảm mạnh, thế nhưng năm nay thì đột biến, giá giảm sâu. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của dịch virus corona khiến các bếp ăn tập thể, các khu công nghiệp, trường học đều giảm, trong khi đó nguồn cung của gia cầm lại đang ở mức cao, ông Sơn cho hay.

Gà đẻ thải loại giá cao ngất ngưởng

Trái ngược cảnh giá gà công nghiệp lông trắng và lông màu đang "chạm đáy", giá gà đẻ thải loại lại ổn định ở mức cao. "Gà đẻ thải loại hiện 55.000 đồng/kg", ông Sơn nói. Đây là loại gà nuôi để lấy trứng, thời gian đẻ khoảng 18 tháng, sau đó gọi là gà thải loại.

Đáng chú ý, trong quá trình nuôi, người nuôi sử dụng khá nhiều vắc xin, thậm chí cả thuốc kháng sinh nên thường tồn dư trong thịt, không đảm bảo an toàn thực phẩm. Thế nên, các nước trên thế giới rất hạn chế sử dụng gà đẻ thải loại làm thực phẩm, thậm chí ở châu Âu người dân còn không ăn - một phần nguyên nhân khiến giá gà đẻ thải loại trên thế giới có giá siêu rẻ.

Loại gà thế giới thải bỏ, ở nước ta giá đắt ngang đặc sản - Ảnh 2.

Gà đẻ thải loại dịp này vẫn bán được với giá rất cao


Song, ở Việt Nam, ông Sơn cho biết, gà đẻ thải loại lại được các nhà hàng, quán ăn, quán bún phở cực kỳ ưa chuộng vì thịt dai giòn, làm không bị hao hụt quá nhiều dẫn đến tình trạng giá gà đẻ thải loại đắt gấp 2-3 lần giá gà công nghiệp lông trắng và lông màu.

Thực tế, giá gà đẻ thải loại không chỉ cao hơn gà công nghiệp mà chúng còn được bán giá ngang ngửa với loại gà đồi Yên Thế.

Ông Lê Văn Dương - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Giang, cho biết, gà đồi Yên Thế có 3 loại gồm: gà chọi lai, gà ri lai và gà mía lai. Với loại gà chọi lai, giá bán hiện tại dao động trong khoảng 60.000-65.000 đồng/kg.

Còn gà ri lai và mía lai (loại nuôi 3-4 tháng để bán cho các nhà hàng, quán ăn làm gà nướng hoặc gà lẩu) giá chỉ ở mức 55.000 đồng/kg, đúng bằng với giá gà đẻ thải loại. Với gà nuôi ri lai và mía lai nuôi trên 5 tháng giá bán đang ở mức 60.000 đồng/kg.

"Mấy hôm nay giá gà đồi Yên Thế đã tăng nhẹ. Còn cách đây khoảng 1 tuần, giá bán tại chuồng chỉ ở mức 50.000 đồng/kg, giảm khoảng 10.000-20.000 đồng/kg so với thời điểm trước Tết Nguyên đán", ông Dương cho hay.

Tại các chợ truyền thống ở Hà Nội những năm gần đây, gà đẻ thải loại trọng lượng 1-1,3 kg thường được chế biến sẵn thành món gà luộc, gà quay rồi bán với giá 130.000 đồng/con. Một số chủ hàng cho biết, mỗi ngày họ tiêu thụ hết hàng 100 con gà loại này.

Theo Châu Giang

Infonet

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM

Ban biên tập CafeF

Địa chỉ: Tầng 21 Tòa nhà Center Building. Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: 024 7309 5555 Máy lẻ 292. Fax: 024-39744082

Email: info@cafef.vn Hotline: 0926 864 344

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân

Liên hệ quảng cáo

Hotline: 0942 86 11 33

Email: doanhnghiep@admicro.vn

Công ty Cổ phần VCCorp

© Copyright 2007 - 2020 - Công ty Cổ phần VCCorp.

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2216/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 10 tháng 4 năm 2019.

Thỏa thuận chia sẻ nội dung Chính sách bảo mật

Ghi rõ nguồn "CafeF" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này.

Trở lên trên

Lộ diện hình ảnh đầu tiên của Xiaomi Mi 10 Lite

Xiaomi đã ra mắt bộ đôi Mi 10 và Mi 10 Pro tại Trung Quốc, với thiết kế không có quá nhiều ấn tượng. Xiaomi học tập Samsung để sử dụng màn hình đục lỗ và hai cạnh uốn cong, trong khi đó cụm camera sau xếp dọc cũng không quá đặc biệt. Tuy nhiên, Xiaomi sẽ ra mắt thêm một phiên bản Mi 10 nữa, có tên là Mi 10 Lite.

Mi 10 Lite sẽ là phiên bản ra mắt tại thị trường quốc tế, trong khi đó tại Châu Á Xiaomi có thể sẽ gọi tên là Mi CC10. Và như thường lệ, đây sẽ là một phiên bản có giá cả phải chăng hơn. Tuy nhiên bên cạnh đó, có thể thấy Mi 10 Lite cũng sẽ có một vài thay đổi về thiết kế.

Lộ diện hình ảnh đầu tiên của Xiaomi Mi 10 Lite - Ảnh 1.

Điểm khác biệt chính nằm ở cụm camera sau, trong khi Mi 10 và Mi 10 Pro cụm camera sau xếp dọc, thì Mi 10 Lite có cụm camera hình tròn nằm chính giữa. Có các đường cắt chéo để chia 4 camera sau, trông khá tinh tế. Cảm biến camera chính có viền màu trắng nổi bật hơn.

Lộ diện hình ảnh đầu tiên của Xiaomi Mi 10 Lite - Ảnh 2.

Thiết kế mặt trước của Mi 10 Lite khá giống với hai người đàn anh, khi có camera selfie đục lỗ nằm ở góc bên trái. Tuy nhiên cạnh màn hình có vẻ không cong, cho cảm giác đây đúng không phải một chiếc smartphone cao cấp.

Lộ diện hình ảnh đầu tiên của Xiaomi Mi 10 Lite - Ảnh 3.

Hiện tại thông tin rò rỉ về chiếc smartphone này vẫn còn khá hạn chế. Nhưng có thể khá chắc rằng Xiaomi sẽ không trang bị chip xử lý Snapdragon 865 mới nhất trên Mi 10 Lite, thay vào đó có thể là chip xử lý Snapdragon 765G, Biên dịch hoặc 730G. Bộ nhớ RAM 6GB hoặc 8GB.

Tham khảo: Gizchina

Từ loài gây hại, các nhà khoa học đang có ý định dùng cua xanh để làm nhựa sinh học

Loài cua xanh vốn là một loài xâm lược đang xâm chiếm hệ sinh thái trải dài từ Nova Scotia (Canada) đến California (Mỹ), nhưng các nhà khoa học vừa tìm được một lợi ích bất ngờ từ loài vật có hại này, đó chính là nguồn nguyên liệu để làm nhựa phân huỷ sinh học.

Từ loài gây hại, các nhà khoa học đang có ý định dùng cua xanh để làm nhựa sinh học - Ảnh 1.

Các nhà khoa học từ Canada có kế hoạch nghiền nát vỏ cua, làm sạch và chiết xuất chitin polymer siêu mạnh. Chitin, được tìm thấy trong vỏ giáp xác và côn trùng, có thể được sử dụng để tạo ra một loại nhựa sinh học tự thoái hóa. Dự án này như “một mũi tên giết hai con nhạn": giảm số lượng các loài xâm lấn và tạo ra một sự thay thế cho nhựa.

Nhà hóa học Audrey Moore của Đại học McGill đang điều hành dự án này, hợp tác với Công viên quốc gia Kejimkujik của Nova Scotia để chế tạo cốc và các loại dụng cụ nhựa từ bầy cua xanh. 

Từ loài gây hại, các nhà khoa học đang có ý định dùng cua xanh để làm nhựa sinh học - Ảnh 2.

Hợp tác với Kejimkujik là một thách thức lớn”, ông Moore Moore nói. “Chúng tôi phải ra khỏi phòng thí nghiệm và vào thế giới thực để xem điều này có thực sự hiệu quả không.”

Đây không phải là lần đầu tiên một điều như thế này đã được đề xuất. Các phòng thí nghiệm từ Scotland đến California đang thực hiện các dự án tương tự, tất cả đều hy vọng khai thác chitin để làm nhựa. Tuy nhiên, đi từ vỏ cua đến dao nĩa là một nhiệm vụ không hề đơn giản. 

Trong nhiều phòng thí nghiệm, các nhà khoa học sử dụng các hóa chất độc hại như axit hydrochloric để tinh chế chitin, sau đó thêm nhiều hóa chất để biến chitin thành chitosan, nguyên liệu có thể được sử dụng để sản xuất nhựa. Mặc dù sạch hơn so với sản xuất nhựa từ các sản phẩm dầu mỏ, quá trình này tạo ra rất nhiều nước thải bị ô nhiễm không tốt cho môi trường.

Phòng thí nghiệm của Moore chuyên về hóa học xanh và đang thử một cách tiếp cận mới. Thay vì hòa tan vỏ cua trong axit, Moore trộn lớp vỏ nghiền nát với một loại bột khác, cần ít nước hơn và tạo ra chất thải ít hơn nhiều. Kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên Green Chemistry vào tháng 3 năm 2019.

Từ loài gây hại, các nhà khoa học đang có ý định dùng cua xanh để làm nhựa sinh học - Ảnh 3.

“Khi nghĩ về hóa học, bạn thường nghĩ về việc trộn chất lỏng. Nhưng chúng tôi nhận ra rằng bạn có thể làm rất nhiều phản ứng hóa học tốt trong giai đoạn rắn”.

Tất nhiên, đây vẫn chỉ là khởi đầu. Moore phải kiểm tra để đảm bảo rằng loại nhựa mới này thực sự có thể phân huỷ trong môi trường tự nhiên. Cô cũng muốn mở rộng quy mô sản xuất, sẽ cần nhiều cua hơn. May mắn thay, không thiếu cua xanh và các nhà bảo tồn trên khắp Canada muốn chúng biến mất. Lô cua đầu tiên sẽ được chuyển đến McGill vào mùa xuân này. Cuối cùng, Moore hy vọng sẽ xây dựng một cơ sở nhỏ để nghiền nát cua tại chỗ, giúp việc vận chuyển số lượng cao trở lại phòng thí nghiệm của cô dễ dàng hơn.

Ở Kejimkujik, cua xanh đã làm suy giảm quần thể cỏ lươn (eelgrass) và ngao từ những năm 1980. Cỏ có vẻ như là một mục tiêu bảo tồn không quan trọng, nhưng hệ sinh thái cỏ biển Biên dịch là một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất trên thế giới. Cỏ lươn giúp ổn định, di chuyển trầm tích của đáy đại dương và cung cấp oxy, môi trường sống cho nhiều sinh vật biển, bao gồm cả cá con. Chúng là nơi kiếm ăn quan trọng của nhiều loài chim di cư và cung cấp bề mặt cho tảo phát triển.

Từ loài gây hại, các nhà khoa học đang có ý định dùng cua xanh để làm nhựa sinh học - Ảnh 4.

Không chỉ vậy, cua xanh còn phá hoại bất cứ nơi nào chúng đi qua. Quần thể của chúng bùng nổ, vượt trội hoặc sẽ ăn động vật không xương sống bản địa. Khi biến đổi khí hậu làm ấm vùng biển của chúng ta, các loài xâm lấn như cua xanh đang trở nên phổ biến hơn, xâm nhập vào nhiều hệ sinh thái hơn.

Điều này làm nghiêm trọng hơn cho một vấn đề nghiêm trọng khác: cứ sau một phút, chúng ta lại đổ một chiếc xe chở nhựa rác vào đại dương. Thứ nhựa đó bị vướng vào ruột của chim biển và rùa, quấn quanh cổ cá heo, hay khiến những đàn cá nghẹt thở. Hơn nữa, nhựa các hóa chất độc hại có thể gây độc cho nhiều sinh vật biển.

Nhựa sinh học từ lâu đã được quảng cáo là một giải pháp tiềm năng cho cuộc khủng hoảng này, nhưng phòng thí nghiệm Moore đưa khoa học tiến một bước gần hơn với thực tế, chứng minh rằng chúng ta có thể tạo ra nhựa theo cách sạch hơn, xanh hơn.

Tham khảo: Motherboard